Hậu Thổ
Hậu Thổ

Hậu Thổ

Hậu Thổ (tiếng Trung: 后土, bính âm: Hòutǔ) hay Địa Mẫu (tiếng Trung: 地母, bính âm: Dimǔ) là thần đất mẹ trong văn hóa Trung Quốc, cai quản mặt đất rộng lớn, tương đương với nữ thần Gaia trong thần thoại phương Tây. Tôn xưng của bà là “ Thừa Thiên Hiệu Pháp Khai Hoàng Hậu Thổ Địa Kì,[1] trong Đạo giáo, Hậu Thổ cùng với Ngọc Hoàng đại đế, Thiên Hoàng đại đế, Tử Vi đại đế, Trường Sinh đại đế, Thanh Hoa đại đế được gọi chung là "Lục ngự".Từ "Hậu Thổ" được sử dụng sớm nhất trong các tác phẩm "Thượng thư - Võ Thành", "Tả truyện - Văn công thập bát niên", "Chu lễ - Xuân Quan - Đại Tông Bá". Từ "Hậu" mang nghĩa là quân chủ, Hậu Thổ là vị quân chủ quản lý đất đai. Vào thời nhà Hán "Miếu Hậu Thổ" được xây dựng, từ đây Hậu Thổ đối xứng với Hoàng Thiên. Dương Chiếu thời nhà Tống trong tác phẩm "Ký sự trùng tu miếu Thái Ninh" viết "Hậu Thổ là vị thần thổ địa tôn quý nhất".Thời cổ đại có truyền thuyết cho rằng, hậu duệ của Thần Nông thịCộng Công có người con là Cú Long (句龍), giỏi quản lý việc đất đai sông ngòi, về sau được kính xưng là "Hậu Thổ". "Tả Truyện - Chiêu Công nhị thập cửu niên" có viết, "Cộng Công có người con là Cú Long, là Hậu Thổ".[2]Hiện nay, hầu hết người Trung Quốc thường coi Hậu Thổ là một vị nữ thần, các học giả cho rằng quan điểm này có quan hệ với thần đất mẹ Bhūmi trong Phật giáo.